Thiết kế phòng học tại nhà | Phòng học nhỏ cho con

Thông thường, khi thiết kế phòng học tại nhà người ta sẽ tích hợp cùng không gian phòng ngủ của con. Tuy nhiên những căn phòng quá nhỏ sẽ không thể đáp ứng được điều này. Do đó, chủ nhà tận dụng những phòng trống để làm phòng học cho con.

Thiết kế phòng học tại nhà

Cần lưu ý gì khi thiết kế phòng học tại nhà

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì các bậc phụ huynh ngày càng dành sự quan tâm cho trẻ, đặc biệt là không gian học tập của bé. Vì thế mà ngày càng nhiều gia đình yêu cầu thiết kế phòng học tại nhà nhằm giúp trẻ có góc học tập khoa học, tăng sự tập trung và nâng cao chất lượng học. Và tất nhiên không phải trẻ nào cũng có sở thích giống nhau. Do đó, những đối tượng sử dụng khác nhau sẽ có cách thiết kế khác nhau. Nếu đang băn khoăn về cách thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng thì những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có được phương án thiết kế tối ưu nhất.

Chọn không gian có ánh sáng tự nhiên và yên tĩnh

Nên bắt đầu bằng việc lựa chọn và tạo không gian học tập ở khu vực có nhiều ánh sáng tự nhiên và yên tĩnh. Nếu có nhiều hơn một tùy chọn, điều quan trọng là để trẻ chọn nơi mà chúng thích nhất. Việc học căng thẳng nên không gian thông thoáng được ưu tiên trên hết. Vị trí thiết kế nên đặt ở nơi có cửa sổ, hay giếng trời, nơi có thể tiếp nhận được ánh sáng bên ngoài. Thông qua lớp kính để có thể nhìn ngắm một cách trọn vẹn tiểu cảnh bên ngoài không gian và đặc biệt là phóng tầm nhìn xa, thư giãn mắt mỗi lúc giải lao trong khi học. Trong trường hợp phòng học của trẻ không nhận đủ ánh sáng tự nhiên, nên bổ sung thêm các loại đèn chiếu sáng phù hợp, tốt cho mắt.

Chọn kích thước bàn học phù hợp với không gian và chiều cao của trẻ

Các mẫu bàn học hiện có trên thị trường rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã cho bạn thỏa sức lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên đặt đóng riêng để phù hợp với không gian phòng và chiều cao của bé. Chiều rộng tối thiểu của bàn nên là 80cm để cánh tay có thể tựa thoải mái xung quanh máy tính xách tay. Sẽ tốt hơn nếu bàn rộng 1,2m bởi giúp trẻ sẽ dễ dàng thao tác, di chuyển và cho phép sử dụng màn hình lớn hơn.

Chiều cao bàn khoảng 50cm được khuyến nghị đối với trẻ mẫu giáo, khoảng 60cm đối với trẻ tiểu học và trên 70cm đối với những năm cuối cấp. Tuy vậy, kích thước này có thể thay đổi tùy theo chiều cao của từng học sinh.

Chọn một chiếc ghế ngồi thoải mái

Chiếc ghế có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ngồi học của trẻ. Chiều cao ghế từ 25-30cm được khuyến nghị đối với mẫu giáo, từ 35-40cm đối với học sinh tiểu học và trên 40cm đối với những năm cuối cấp. Chiều cao lý tưởng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào người sử dụng.

Những mẫu ghế có thể điều chỉnh độ cao tùy thích là lựa chọn lý tưởng cho phòng học ở nhà. Bởi lẽ, trẻ có thể sử dụng chúng lâu hơn và nhiều người trong nhà cũng có thể dùng được.

Bài trí không gian học tập khoa học

Khoa học đã chứng minh rằng, cách bài trí, sắp xếp phòng học phù hợp sẽ trực tiếp có lợi cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Ngoài việc kết hợp không gian lưu trữ sách và các tài liệu khác, có thể hữu ích khi kết hợp với lịch học đặt ở tầm mắt của học sinh.

Nếu trẻ chưa thể đọc và viết, nên sử dụng các ký hiệu hoặc hình ảnh. Bảng từ tính, bảng ghim hoặc bảng nút chai cũng có thể hữu ích để ghi lại và lưu ý tưởng.

Để tài liệu học tập trong tầm với của trẻ (ví dụ trên giá/kệ thấp) để bé có thể tham khảo ngay cả trong giờ giải trí. Tham khảo các vật dụng như túi đựng, ghế đẩu, thảm và bàn thấp.

Thiết kế tương đồng với các khu vực chung khác trong nhà

Nếu phòng học tại nhà không ở trong một môi trường khép kín và độc lập (có thể ở khu vực chung, chẳng hạn như trong nhà bếp hoặc trong phòng khách), có thể sử dụng các vách ngăn để tránh nhiễu âm thanh, hình ảnh trong giờ học.

Các giải pháp di động, kính mờ hoặc rèm che linh hoạt có thể giúp trẻ thoải mái, tập trung học hơn. Trong đó, rèm cửa là một trong những lựa chọn vừa hiệu quả, vừa kính tế nhất mà bạn có thể áp dụng.

Chọn màu sắc theo sở thích của trẻ

Điều quan trọng là chọn màu sắc theo sở thích của từng đứa trẻ, khiến chúng cảm thấy vui vẻ và có động lực trong môi trường học tập ở nhà, kết hợp với các yếu tố khác liên quan đến sở thích cá nhân của chúng. Sau đây là một số màu sắc cơ bản mà các chuyên gia khuyến khích sử dụng để trang trí phòng học cho bé.

  • Màu xanh lam: Giúp bé bình tĩnh, tập trung để tăng năng suất học tập.
  • Màu xanh lá cây: Xua tan mệt mỏi, truyền cảm hứng cho trẻ.
  • Màu vàng: Sắc màu tươi vui, truyền cảm hứng cho sự lạc quan và sáng tạo.

Phân biệt không gian học tập với vui chơi

“Chơi mà học, học mà chơi” được công nhận có hiệu quả đối với việc giáo dục trẻ em trong giai đoạn phát triển sớm. Tuy nhiên, ở độ tuổi tiểu học trở lên, nếu có thể, bạn nên chuyển không gian vui chơi sang một nơi khác để không ảnh hưởng tới các hoạt động học tập. Thậm chí, bạn có thể chuyển đổi hoặc điều chỉnh không gian phòng học cho các hoạt động thư giãn, vui chơi vào cuối tuần hoặc ngày lễ.